Hệ thống trang bị an toàn của xe corolla cross 1.8 V ?

09:44:08 05/10/2021 4600 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

Mới đây, Toyota vừa cho ra mắt phiên bản Corolla Cross 1.8V 2021 tại thị trường Việt Nam. Đây là một chiếc SUV nhỏ gọn được thiết kế dựa trên sự kết hợp của Toyota Corolla Altis và New Global Architecture-C (TNGA-C) của thương hiệu đến từ Nhật Bản.  Toyota có tiếng là bảo thủ trong thiết kế, nhưng Toyota Corolla Cross 1.8V lại được coi là bắt kịp thị hiếu, khi khoác lên vẻ ngoài mới gọn gàng, cá tính và hiện đại hơn hẳn các người anh em cùng nhà. 

Cũng như các dòng xe của hãng Toyota thì trang bị an toàn các mẫu xe tương đối giống nhau, đều sở hữu các hệ thống trang bị như: Hệ thống cảnh báo áp suất lốp, hỗ trợ lực phanh khẩn cấp, cân bằng điện tử, phân phối phanh điện tử, kiểm soát lực kéo,...và Corolla Cross 1.8V 2021 cũng vậy. Qua bài viết chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các tác dụng của những trang bị an toàn này để có thể sử dụng cho đúng.

Hệ thống trang bị an toàn của xe corolla cross 1.8 V ?

Các trang bị an toàn có trên Toyota Corolla Cross 1.8V 2021 bao gồm:

- Hệ thống cảnh báo áp suất lốp

- Hệ thống chống bó cứng phanh

- Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp

- Hệ thống phân phối lực phanh điện tử.

- Hệ thống cân bằng điện tử

- Hệ thống kiểm soát lực kéo

- Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc

- Đèn báo phanh khẩn cấp

- Cảm biến hỗ trợ đỗ xe

- 7 túi khí

- Dây đai an toàn 3 điểm ELR

- Bộ căng đai khẩn cấp cho dây đai phía trước.

Hệ thống cảnh báo áp suất lốp

Tại một số nước trên thế giới (Liên Minh Châu Âu) việc trang bị hệ thống TPMS trên xe là bắt buộc kể từ tháng 11/2014 hoặc ở Mỹ, bắt đầu từ năm 2018 toàn bộ xe xuất xưởng bắt buộc phải trang bị hệ thống cảnh báo áp suất lốp như một tiêu chuẩn của xe. Ở trong nước Việt Nam, hệ thống TPMS này mới chỉ được các lái xe quan tâm một vài năm trở lại đây . Hệ thống cảm biến cảnh báo áp suất lốp là thiết bị vô cùng quan trọng với xe ô tô. Thiết bị giúp chủ xe có thể kiểm soát được áp suất bên, nhiệt độ bên trong lốp. Thông qua màn hình điện tử chủ xe nắm bắt được chi tiết tình trạng lốp, để giảm thiểu các rủi ro không đáng có. 

Ngoài ra thiết bị giúp nâng cao tuổi thọ của lốp, giữ gìn giá trị chiếc xe của bạn.hệ thống cảnh báo áp suất lốp sẽ hiển thị tình trạng lốp liên tục đến người dùng. Điều này giúp bạn xử lý và cải thiện kịp thời các sự cố, tác động từ bên ngoài, hạn chế tình trạng lốp hỏng, nổ lốp. Ngoài ra nó còn giúp nâng cao tuổi thọ lốp xe và duy trì ở trạng thái tốt nhất.

Hệ thống chống bó cứng phanh

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (viết tắt của cụm từ Anti-lock Braking System) là cơ cấu phanh điều khiển điện tử, có tác dụng ngăn ngừa việc hãm cứng bánh xe oto Toyota trong tình huống cần giảm tốc khẩn cấp, tránh hiện tượng văng trượt và duy trì khả năng kiểm soát hướng lái. Khi được kích hoạt bằng cách đạp phanh dứt khoát, hệ thống chống bó cứng phanh ABS sẽ tự động nhấp nhả phanh liên tục, giúp các bánh xe không bị bó cứng, cho phép người lái duy trì khả năng điều khiển xe tránh chướng ngại vật và đảm bảo ổn định thân xe. Nếu không có hệ thống ABS, trong trường hợp người lái nhấn chân phanh đột ngột, bánh dẫn hướng sẽ bị cứng nên không thể điều khiển được, dẫn đến mất lái và có thể gây tai nạn đáng tiếc.

Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp

Hệ thống BA thường được gọi với cái tên Brake Assist, đây là hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp được trang bị và lắp đặt trên xe như là một tính năng an toàn không thể thiếu. Hệ thống có tác dụng đảm bảo an toàn trong những trường hợp xe cần phanh gấp nhưng người lái lại không đủ lực.

Khi tham gia giao thông thông thường tài xế sẽ xác định được đủ lực tác động lên bàn đạp phanh để xe luôn di chuyển an toàn. Tuy nhiên trong một số trường hợp bất ngờ không tính toán được chính xác khiến lực phanh bị thiếu và xe bị trượt dài. Đây là tình huống nguy hiểm, tăng nguy cơ va chạm mức báo động cao và khi đó hệ thống BA sẽ hỗ trợ cung cấp thêm lực phanh vừa đủ để đảm bảo dừng xe an toàn với quãng đường phanh ngắn nhất.

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD) ra đời sau ABS nhưng đóng vai trò quan trọng không kém và đang dần trở thành tiêu chuẩn cơ bản cho xe hơi trên toàn thế giới. EBD cũng dùng chung một số “phần cứng” với phanh ABS như cảm biến tốc độ từng bánh xe, tốc độ xe và bộ điều khiển trung tâm ECU. Ngoài ra, EBD còn sử dụng thêm một số cảm biến khác để tăng hiệu quả đánh giá tình huống. Tuy nhiên khác với ABS, EBD thực hiện nhiệm vụ điều khiển phân phối lực phanh đến từng bánh xe dựa theo điều kiện tải trọng, góc lái cũng như điều kiện mặt đường để đảm bảo đạt được hiệu quả phanh cao nhất trên từng bánh xe. Vì vậy, trên những chiếc xe có sự tham gia của hệ thống EBD thì lực phanh trên mỗi bánh xe là khác nhau.

Hệ thống cân bằng điện tử

Hệ thống cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Program) hay còn gọi là ESC (Electronic Stability Program) - là hệ thống được trang bị phổ biến trên ô tô nhằm tăng tính an toàn, giảm thiểu tối đa nguy cơ xe bị mất lái, chệch khỏi quỹ đạo khi đang di chuyển. Hệ thống này rất cần thiết khi xe vận hành trong điều kiện địa hình hoặc thời tiết không ổn định: mặt đường ướt, trơn trượt do mưa hoặc băng tuyết, có độ bám thấp do nhiều sỏi đá hoặc trong những tình huống cần đánh lái gấp để tránh chướng ngại vật. Hiện nay, hệ thống cân bằng điện tử ESP được coi như một trong những tiêu chuẩn để đánh giá về mức độ an toàn của xe hơi. Hệ thống này cũng trở thành trang bị không thể thiếu trên các dòng xe thương mại, đặc biệt là ở Mỹ và Châu Âu.

Hệ thống kiểm soát lực kéo

Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS - Traction Control System hay còn được gọi là ASR - Anti Slip Regulator, hệ thống được phát triển để kiểm soát lực kéo khi xe bắt đầu tăng tốc hay đi trên bề mặt đường trơn trượt, tác động đến lực bám đường của xe, chống xoay vòng bánh xe tại chỗ, giúp điều khiển xe đi đúng hướng khi đi đường trơn.Nó sẽ được  sẽ được kích hoạt ngay khi công suất động cơ và tốc độ bánh xe không phù hợp với bề mặt đường.Tính năng này mang lại rất nhiều lợi ích cho lái xe, từ việc lái xe mượt mà hơn để giúp người lái giữ quyền kiểm soát xe trên đường trơn trượt.

Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc

Hỗ trợ khởi hành ngang dốc chính là một hệ thống hỗ trợ cho người lái xe đảm bảo an toàn trong những tình huống, cung đường nhất định.Việc dừng đỗ ngang dốc và cần khởi hành lại ngay sau đó khiến nhiều người cảm thấy áp lực, nhất là các tay lái mới.

Ngoài ra trong quá trình lên dốc mà xe ô tô bị chết máy hay gặp phải tình trạng kẹt xe người lái buộc phải dừng và khởi hành ngang dốc cũng gây không ít khó khăn. Nếu xử lý các tình huống này không tốt sẽ gây nguy hiểm cho chính người lái và những phương tiện xung quanh.

Dây đai an toàn 3 điểm ELR và trang bị 7 túi khí

Cấu tạo một dây đai an toàn thường bao gồm dây đai và khóa. Dựa trên cảm biến va chạm, thông tin được truyền tới bộ điều khiển dây đai để tự động siết chặt, nhờ đó có thể giữ chắc cơ thể không bị văng khỏi ghế. Nếu không thắt dây đai an toàn, người sẽ lao về phía trước va đập vào kính chắn gió, vô lăng, bảng táp lô.... với vận tốc tương ứng với vận tốc của xe trước lúc xảy ra va chạm. 

Bên cạnh đó Toyota Corolla Cross 1.8V được trang bị lên đến 7 túi khí. Theo Toyota, túi khí có thể vận hành tốt hơn 15 lần khi dây an toàn được cài chặt. Dây đai an toàn cũng giúp giảm nguy cơ gây tử vong lên đến 50% đối với hành khách ngồi ghế trước và 75% đối với hành khách ngồi ghế sau. 

Để biết thêm chi tiết các bạn có thể tham khảo thêm về cấu tạo, vận hành, ngoại thất và nội thất , cùng trải nghiệm với đại lý toyota corolla cross tại hải phòng: https://dailytoyotahaiphong.vn/corolla-cross-1-8-v-sp481100.html

 

08.9999.3833
messenger icon zalo icon